Có những loại vật liệu chống thấm nào trên thị trường hiện nay?

4.5/5 - (2 votes)

Hầu hết các công trình được xây dựng ở Việt Nam đều gặp tình trạng thấm dột bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa cùng lượng mưa nhiều và không khí ẩm ở nơi đây. Vậy làm thế nào để công trình không chỉ bền mà còn đẹp và có tuổi thọ cao? Lời giải đáp tốt nhất của chúng tôi dành cho bạn đó chính là “Hãy thực hiện thi công chống thấm cho công trình của bạn!” Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn các loại vật liệu chống thấm dột mang lại chất lượng tuyệt vời nhất, hãy cùng tham khảo nhé!

1. Thi công chống thấm mang lại tác dụng như thế nào?

Trong những năm gần đây, giai đoạn chống thấm có thể được coi là bước cần thiết để bảo vệ công trình bởi những yếu tố sau:

  • Sử dụng vật liệu chống thấm dột thực chất là tạo ra lớp màng bảo vệ, có tác dụng giống như “chiếc áo giáp” giúp ngăn chặn sự xâm nhập của nước, vi khuẩn, nấm mốc và các tác nhân ngoài môi trường.
  • Thi công chống thấm được áp dụng trong hầu hết các lĩnh vực: chống thấm sân thượng, nhà tắm, ngoại thất, nhà xưởng,… giúp nâng cao tuổi thọ cho công trình.
  • Sau khi công trình được chống thấm, bề mặt thi công sẽ đẹp hơn, hạn chế được tình trạng vết nứt, nấm mốc gây mất thẩm mỹ.
  • Đây là giải pháp lâu dài dành cho công trình của bạn. Thi công chống thấm sẽ giúp bạn hạn chế được chi phí tân trang, tu sửa ngôi nhà.
Công trình xuất hiện thấm dột gây mất thẩm mỹ
Công trình xuất hiện thấm dột gây mất thẩm mỹ

2. Một số vật liệu chống thấm dột.

2.1. Sơn chống thấm

Đây là vật liệu chống thấm dột được sử dụng phổ biến nhất hiện nay bởi những ưu điểm nổi bật:

  • Thi công đơn giản: Sơn chống thấm là sản phẩm có phương pháp thi công vô cùng đơn giản, không yêu cầu kỹ thuật cao cũng như dụng cụ lao động phức tạp.
  • Phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau như trần nhà, sân thượng, hồ bơi hay nhà tắm, nhà vệ sinh,…
  • Đa dạng về màu sắc, tính thẩm mỹ cao và có nhiều chủng loại khác nhau cho bạn lựa chọn.

Sơn chống thấm được phân loại thành:

  • Sơn chống thấm gốc xi măng: Độ bám dính bề mặt tốt, lớp sơn có tuổi thọ cao và khả năng kháng nước tuyệt vời, tuy nhiên, loại sơn này lại chịu chấn động rung lắc kém và không có sự co giãn.
  • Chống thấm gốc Bitum: Thời gian thi công nhanh do không kén bề mặt sơn nhưng loại sơn này có nhược điểm là các nối màng có phần kém hơn các loại chống thấm khác, chính vì vậy mà tuổi thọ cũng như độ bền không được cao.
  • Chống thấm gốc Silicate dạng thẩm thấu: Giá thành của sản phẩm sơn này tương đối cao, chính vì vậy mà chất lượng mang lại rất tốt: độ bền cao, phù hợp với mọi sự cố liên quan đến thấm dột mà công trình gặp phải.
  • Chống thấm gốc PU-Polyurethane: Loại sơn này có độ che phủ bề mặt, khả năng bám dính và độ bền tốt, tuy nhiên giá thành khá cao.
Sử dụng sơn chống thấm ngoại thất giúp ngôi nhà bền đẹp hơn
Sử dụng sơn chống thấm ngoại thất giúp ngôi nhà bền đẹp hơn

>> Xem thêm: Lựa chọn sơn chống thấm ngoại thất hãng tốt

2.2. Màng chống thấm

Màng chống thấm có hai loại: màng chống thấm tự dính và khò nóng với nhiều ưu điểm như:

Khả năng chịu nhiệt tốt, kể cả trong điều kiện khắc nghiệt.

Độ đàn hồi cao, có khả năng chống lại tia UV từ ánh sáng mặt trời.

Màng chống thấm tự dính có thời gian thi công nhanh chóng, dễ dàng thi công trên bề mặt rộng.

Giá thành rẻ, độ bền có thể lên tới 50 năm nếu thi công đúng cách.

Nhược điểm:

Không phù hợp đối với bề mặt thi công gồ ghề, có diện tích quá hẹp.
Khi thi công với màng chống thấm khò nóng đòi hỏi người thi công cần có kỹ thuật chuyên nghiệp. 

Sử dụng màng khò nhiệt để chống thấm sân thượng hiệu quả
Sử dụng màng khò nhiệt để chống thấm sân thượng hiệu quả

2.3. Gạch siêu nhẹ chống thấm.

Loại vật liệu chống thấm dột này còn có tên gọi khác là gạch không nung, được sử dụng nhiều trong xây dựng các công trình có nền móng yếu, quán Karaoke, công trình có nhiều tầng. Bên cạnh khả năng chống thấm, loại gạch này còn mang đến nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • Có thể cách âm, cách nhiệt và chống cháy tốt (có khả năng chịu được mức nhiệt lên đến 1200 độ C trong khoảng 4 giờ).
  • Trọng lượng của loại gạch này nhẹ hơn gạch nung truyền thống sẽ giúp giảm thiểu chi phí vận chuyển, kích thước lớn cũng giúp giảm nguyên vật liệu xây dựng khác như vôi, vữa,… và đặc biệt là giúp giảm áp lực cho phần nền, móng.
  • Giúp bảo vệ môi trường, giảm thiểu khói bụi thải ra trong quá trình sản xuất nhờ công nghệ hiện đại, không cần nung như gạch truyền thống.

Bên cạnh những ưu điểm, loại gạch này cũng có một vài nhược điểm cần lưu ý:

  • Do khả năng chịu lực theo chiều ngang còn hạn chế, vì thế loại gạch này không linh hoạt trong kiến trúc, trong các công trình đòi hỏi xây dựng nhiều góc cạnh.
  • Đòi hỏi yêu cầu cao trong quá trình thi công do kết cấu đặc biệt hơn gạch nung truyền thống.
Gạch siêu nhẹ mang đến nhiều ưu điểm vượt trội cho người dùng
Gạch siêu nhẹ mang đến nhiều ưu điểm vượt trội cho người dùng

Hy vọng rằng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về vật liệu chống thấm dột. Nếu có bất cứ thắc mắc gì cần giải đáp, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi hoặc để lại ý kiến dưới phần bình luận để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

>> Gợi ý cho bạn:

Related posts

Leave a Comment