Những biểu hiện của rạn da và nguyên nhân là gì?

Rate this post

Vết rạn da thì tuy không đau và cũng không gây nguy hiểm, nhưng nó lại khiến cho người mang nó cảm thấy mặc cảm, không tự tin về vẻ bề ngoài của da mình. Vậy những biểu hiện của rạn da là gì? 

Rạn da là gì?

Rạn da là những đường sọc hay vết lồi lõm thường xuất hiện ở da vùng bụng, vú, hông, mông và đùi. Vết rạn gặp khá nhiều ở phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kì.

Rạn da là gì?

Những biểu hiện của rạn da

Các vết rạn da thường không giống nhau. Chúng rất đa dạng tùy thuộc vào thời gian xuất hiện, nguyên nhân gây ra vết rạn da, nơi xuất hiện trên cơ thể và loại vết rạn da mắc phải. Biểu hiện của một số loại rạn da thường gặp bao gồm: 

  • Những vệt hay đường sọc lồi lõm không đều trên da
  • Những đường này có màu hồng, đỏ, đen, xanh hoặc tím
  • Sọc da màu trắng sẽ thấy mờ hơn khi ở dưới ánh đèn
  • Thường thấy ở da bụng, ngực, hông, mông hay 2 bên đùi
  • Những đường sọc này thường bao phủ một vùng da rộng lớn trên cơ thể

Nguyên nhân dẫn đến rạn da là gì?

Collagen là một loại protein giúp làn da đàn hồi, nếu bị thiếu hụt thì các vết rạn sẽ xuất hiện khi da bị căng. Không phải ai cũng phát triển những vết rạn trên da. Thay đổi nồng độ hormone và yếu tố di truyền có thể đóng vai trò là nguyên nhân rạn da.

Một số nguyên nhân bao gồm:

  • Tăng trưởng ở tuổi dậy thì;
  • Thai kỳ;
  • Phẫu thuật nâng ngực;
  • Giảm cân nhanh chóng;
  • Tập tạ làm tăng cơ nhanh;

Đọc thêm:

Rạn da có gây nguy hiểm không?

Tuy không phải là một căn bệnh nguy hiểm và cũng không gây ra đau đớn cho người bệnh, nhưng bệnh rạn da lại khiến cho người bệnh cảm thấy lo ngại và mất đi tự tin với vẻ bề ngoài của mình. Rạn da khiến cho làn da của người bệnh biến đổi trở nên xấu xí và khó nhìn, đặc biệt là khi các vết rạn này lan rộng.

Rạn da có gây nguy hiểm không?

Ai dễ bị rạn da nhất?

Rạn da phổ biến hơn ở phụ nữ, đặc biệt là trong thai kỳ. Khi bụng phát triển để tạo chỗ cho thai nhi, làn da của thai phụ sẽ căng ra. Hormone tăng đột biến khi mang thai cũng có thể làm suy yếu cấu trúc da và gây rạn. Bất kỳ bộ phận cơ thể nào phát triển lớn hơn khi mang thai đều có thể bị rạn.

Cả phụ nữ và đàn ông béo phì đều có thể bị rạn da. Ngay cả những người tập thể hình có ít mỡ cũng sẽ hình thành vết rạn khi cơ bắp phát triển. Trẻ em có khả năng bị rạn da nếu đột nhiên cao hơn hoặc tăng cân ở tuổi dậy thì.

Xem thêm:  RẠN DA LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC CÁCH ĐIỀU TRỊ RẠN DA
TỐT NHẤT HIỆN NAY TẠI ĐÂY

Khi nào thì cần phải gặp bác sĩ để chữa rạn da

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Khi nào thì cần phải gặp bác sĩ để chữa rạn da

Trên đây là những chia sẻ về dấu hiệu của rạn da đến bạn đọc. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ tới bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Related posts

Leave a Comment